GIẢI PHÁP HOÀN CHỈNH TRONG VIỆC PHỐI HỢP ĐỂ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THÔNG MINH
Ngày nay mỗi sản phẩm hoàn thiện là sự tích hợp của nhiều chi tiết thuộc nhiều bộ phận thiết kế khác nhau. Mỗi bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm về 1 chi tiết cho 1 sản phẩm hoàn thiện. Thách thức đặt ra là làm sau phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận thiết kế, giúp các chi tiết có thể kết nối nhằm tạo ra 1 sản phẩm hoàn chỉnh đạt được yêu cầu đặt ra. Công nghệ vẫn là yếu tố trung tâm trong việc kết nối các chi tiết thiết kế với nhau.
Không có sản phẩm hoàn chỉnh nào được thiết kế từ một bộ phận thiết kế duy nhất
Mặc dù ngày càng nhiều ứng dụng tăng khả năng, hiệu quả kết nối làm việc giữa các bộ phận thiết kế, nhưng điều đáng ngạc nhiên là sự thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ giữa các kỹ sư vẫn còn tồn tại. Việc trao đổi thông tin qua lại, phối hợp làm việc giữa các bộ phận thiết kế luôn mất rất nhiều thời gian, công sức và phức tạp. Đặc biệt khi cần phối hợp với những bộ phận không liên quan về việc thiết kế càng trở nên khó khăn hơn.
Có rất nhiều giải pháp mới để giảm sự va chạm và thiếu đồng bộ trong trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận kỹ thuật. Các giải pháp này cho phép những người có vai trò quyết định nhưng không chuyên về kỹ thuật vẫn có thể cùng phối hợp làm việc với các bộ phận khác. Giúp việc phối hợp làm việc giữa các bộ phận dễ dàng hơn, trôi chảy hơn để tạo ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng.
Công nghệ là trung tâm của kết nối giữa các bộ phận kỹ thuật
Mỗi sản phẩm hoản thiện đưa ra thường là sản phẩm từ sự tích hợp của nhiều chi tiết , bao gồm chi tiết mạch điện, bảng mạch điện tử, cảm biến….Chúng được kế hợp với nhau tạo thành một hệ thống nhất quán, truyền tải dữ liệu với nền tảng IoT (hệ thống vạn vật kết nối – Internet of Things). Các thiết kế hiện ngay cần có một công cụ thật sự hiệu quả để tạo nên các kết nối này.
Sự tiến bộ công nghệ không chỉ đòi hỏi sự nâng cao kỹ thuật sản xuất ra từng chi tiết sản phẩm mà còn đặt ra thách thức về hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận khác nhau để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu. Một sản phẩm được tích hợp từ các thiết bị điện tử và các phần mềm yêu cầu có sự phối hợp đồng bộ giữa các kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và các lập trình viên.
Ví dụ: hệ thống mạch điện tử cần có bộ phận tản nhiệt để kiểm soát nhiệt độ ở mức độ cho phép. Các dữ liệu kết nối qua lại trong hệ thống IoT có thể bị ảnh hướng bởi các thành phần thiết kế của sản phẩm. Do đó các kỹ sư cơ khí phải kết hợp chặt chẽ với các bộ phận thiết kế có liên quan nhằm đạt được hiệu quả cuối cùng là sản phẩm hoàn thiện với đầy đủ các chức năng hoạt động như mong muốn.
Sau giai đoạn thiết kế, Bộ phận kỹ thuật phải cung cấp bảng dữ liệu chung , hoàn chỉnh ( BOM) để nhà sản xuất và các đơn vị vệ tinh có thể sử dụng để tạo ra sản phẩm thực tế, đưa ra thị trường. Các kỹ sư thuộc các bộ phận khác nhau cần cộng tác, phối hợp làm việc chặt chẽ ngay từ ban đầu, tránh sự bị động, điều chỉnh khi đến giai đoạn hoàn thiện thiết kế, giảm bớt thời gian thiết kế, và chi phí.
Sự thay đổi trong thành phần các sản phẩm của ngày hôm nay không chỉ thay đổi cách sản phẩm được thiết kế mà còn đặt nhiều gánh nặng hơn cho các ngành khác nhau để cộng tác hiệu quả. Với nhiều thiết bị điện tử và phần mềm được tích hợp vào sản phẩm, các kỹ sư cơ khí phải phối hợp công việc của họ với các kỹ sư và lập trình viên điện
Thiết kế hiện đại đòi hỏi mức độ giao tiếp, cộng tác và đồng thuận cao trong khi vẫn đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật sâu trong các lĩnh vực cụ thể. Các kỹ sư cần các công cụ phù hợp để thực hiện điều đó một cách hiệu quả.
Ví dụ, hệ thống mạch điện, điện tử khi vận hành có thể tạo ra nguồn nhiệt quá cao ảnh hưởng đến chất lượng , độ bền của toàn bộ hệ thống. Đòi hỏi phải bố trí mạch điện điện tử phù hợp hơn để tán nhiệt. Phần mềm chạy trên các thiết bị điện tử đó cần cung cấp mức kiểm soát phù hợp. Các dữ liệu dòng ăng-ten cho các nền tảng IoT có thể gặp sự can thiệp từ các thành phần cơ khí của sản phẩm. Do đó, các kỹ sư cơ khí phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận kỹ thuật liên quan để giải quyết những vấn đề này nhằm giúp sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng thiết kế và các chức năng khác.
Phần mềm SOLIDWORKS được gọi là 1 giải pháp thiết kế CAD CAM vì nó là 1 dây chuyền hoàn chỉnh từ thiết kế đến sản xuất . Bên cạnh đó các phần mềm Add-in là những giải pháp hoàn hảo cho sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận thiết kế dù doanh nghiệp có bộ phận thiết kế hay thuê nguồn bên ngoài. Chẳng hạn bộ phận thiết kế sản phẩm SOLIDWORKS có thể cùng phối hợp làm việc với bộ phận thiết kế điện ( SOLIDWORKS ELECTRICAL DESIGN) , bộ phận thiết kế mạch điện tử ( SOLIDWORKS PCB) trong môi trường 3D. Bên cạnh đó, các kỹ sư của 3 bộ phận này có thể đồng thời kiểm tra sản phẩm bằng mô phỏng SOLIDWORKS FLOW SIMUALTION nhằm đảm bảo sản phẩm đạt được các chỉ tiêu chất lượng. SOLIDWORKS MBD lại giúp các kỹ sư ở bộ phận sản xuất có thể dễ dàng kiểm tra các kết cấu, chỉ tiêu của từng chi tiết sản phẩm ở xưởng sản xuất bằng các hình ảnh 3D trên tablet thay vì các hình ảnh 2D phức tạp trên màn hình, hoặc in ra giấy.
Tìm hiểu thêm về cách doanh nghiệp có thể giúp các nhóm phát triển sản phẩm của mình cộng tác hiệu quả hơn — cả trong hệ thống công ty và đối tác bên ngoài — bằng cách tải Lifecycle Insights’ new eBook “Eliminating the Friction in Design Collaboration.” ( tạm dịch Loại bỏ xung đột kỹ thuật giữa các bộ phận thiết kế)
** Tìm hiểu thêm: Addressing Challenges in Product Development Collaboration
Facebook: Solidworks Solid & Soft (https://www.facebook.com/solidworkssolidnsoft/)
Trụ sở: SOLID & SOFT, Lầu 7, Tòa nhà Parkson Paragon, 3 Nguyễn Lương Bằng, P. Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh: Lầu 27, Tòa nhà Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, P. Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Chi nhánh: Lầu 5, Tòa nhà Lighthouse, 1254 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Hòa Cường, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Số điện thoại:
Mail: master@solidnsoft.com
Ý kiến của bạn
Leave a Coment